Phó chủ tịch Quốc hội lo kết luận kiểm toán bị 'mặc cả'

Phó chủ tịch Quốc hội lo kết luận kiểm toán bị 'mặc cả'

Phó chủ tịch Quốc hội lo kết luận kiểm toán bị 'mặc cả' Dự thảo luật Kiểm toán Nhà nước yêu cầu cơ quan này gửi lại kết luận trong vòng 60 ngày cho đối tượng để phản hồi. Quy định này khiến Phó chủ tịch Uông Chu Lưu lo lắng về khả năng kết quả cuối cùng không còn chính xác.
  • Sắp công khai kết quả kiểm toán Nhà nước

Băn khoăn về mức độ chính xác của kết luận kiểm toán được Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu bày tỏ khi Ủy ban thường vụ cơ quan lập pháp bàn về Luật Kiểm toán Nhà nước sửa đổi chiều 15/8.

Theo dự thảo luật, sau khi kết thúc công việc, trong vòng 60 ngày, Kiểm toán phải thông báo kết quả cho đối tượng. Bình luận về quy định này, ông Uông Chu Lưu cho rằng bên cạnh điểm tích cực là đảm bảo khách quan, một số kẽ hở cũng sẽ được tạo ra. "Trong thời gian đối tượng bị kiểm toán phản hồi, khả năng mặc cả rất dễ xảy ra, 10 biến thành 8, cái lớn biến thành bé", ông nói.

Uong-Chu-Luu-7313-1408102912.jpg

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu. Ảnh:TTXVN

Để tránh rủi ro này, theo Phó chủ tịch, chỉ nên quy định 2 bên có trao đổi ngay trong quá trình kiểm toán, chứ không phải để kết thúc rồi thông báo kết luận, chờ đợi phản hồi trong thời gian dài.

Chia sẻ quan điểm này, Chủ nhiệm ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cho rằng kiểm toán phải "đánh nhanh, đánh gọn, rút nhanh" chứ không nên để lâu. "Hệ thống kiểm toán cần liền mạch, tránh cắt khúc, nếu không rất dễ có sinh sự, nhất là với các cơ quan quản lý đầu ngành", ông nói.

Bày tỏ quan điểm về vấn đề này, Ủy ban Tài chính ngân sách khi thẩm tra dự luật cũng đề nghị cân nhắc, không nên tăng thời hạn gửi báo cáo kiểm toán để kết luận có tính thời sự. Đơn vị được kiểm toán cũng có điều kiện khắc phục sớm nếu có tồn tại trong quản trị hoạt động.

Một nội dung cũng được các đại biểu tập trung thảo luận và xử lý các kiến nghị của kiểm toán. "Năm nào đọc báo cáo của kiếm toán tôi đều chú ý đến kiến nghị sai sót, vi phạm. Phát hiện rất nhiều nhưng xử lý chẳng đến đâu", Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai bức xúc.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc - Ksor Phước tiếp lời: "Vậy thái độ của Quốc hội như thế nào? Nếu kiến nghị xử lý không được cơ quan bị kiểm toán đồng ý thì ai đứng ra làm trọng tài?".

Ông Phước nhấn mạnh, trong trường hợp này Quốc hội phải giám sát xử lý các cơ quan bị kiểm toán thì mới đúng với vị trí của người đại diện cho nhân dân, là cơ quan quyền lực cao nhất. 

Chí Hiếu

, ,

Previous
Next Post »